Page banner

Cloud Có Phải Là Tất Yếu Với Tất Cả Chúng Ta Không?

DOANH NGHIỆP TIẾP CẬN CLOUD: CHO DÙ BẠN THÍCH HAY KHÔNG - CLOUD VẪN LÀ TƯƠNG LAI!

Đó là lời khẳng định từ ông Promoth Kumar - Vice President, Global Sales & Channel, ManageEngine - ‎Zoho Corporation trong cuộc họp Đối tác toàn khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Là một đối tác ManageEngine từ 2006, i3 JSC cùng chia sẻ về tầm nhìn này.

Có quá nhiều thay đổi trong lĩnh vực CNTT. Hai thập kỷ trước, chúng ta vẫn còn sử dụng modem quay số, giờ đây, mọi thứ trên thế giới có thể giải quyết nhanh chóng và dễ dàng. Và thế giới CNTT cũng vì thế trở nên hiệu quả hơn, tất nhiên cũng phức tạp không kém.

Xu hướng CNTT cũng bùng nổ trong thời gian này. Một trong những từ ngữ phổ biến và nổi bật mà giới kinh doanh không thể không nhắc tới, đó là Cloud (Đám mây). Đây là một từ khá đơn giản nhưng bao hàm nhiều nội dung và những vấn đề thú vị quanh đó.

CLOUD LÀ GÌ?

 Vậy, Cloud chính xác là gì? Nó là một môi trường CNTT mà các tài nguyên (thông tin) dễ dàng được lưu trữ, tổng hợp và chia sẻ theo nhu cầu (scalable) trên mạng Internet. Các đám mây thường được tạo ra để kích hoạt điện toán đám mây (cloud computing). Đây chính là việc cung cấp dịch vụ điện toán theo yêu cầu — từ các ứng dụng cho đến khả năng lưu trữ và tính toán. 

Trong thập kỷ qua, điện toán đám mây đã phát triển về nhiều mặt. Chúng ta có thể thấy nhiều công ty phải thay đổi chiến lược khi áp lực chuyển sang dịch vụ đám mây tăng lên.

THỰC TRẠNG VỀ CLOUD VÀ CÁC BÁO CÁO CHÍNH XÁC

 

 

 

Theo một báo cáo của Research and Markets , thị trường điện toán đám mây toàn cầu dự kiến sẽ tăng lên 832,1 tỷ USD vào năm 2025, với mức tăng trưởng gộp hàng năm (CAGR) là 17,5%. 

Một phát hiện của Boston Consulting Group (BCG) cho biết chi tiêu trên đám mây công cộng (public cloud) ở tám nền kinh tế APAC chính - Úc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam - đang tăng với tốc độ nhanh hơn ở Hoa Kỳ và Tây Âu. Các doanh nghiệp APAC dự kiến sẽ chi 10% ngân sách CNTT của họ cho đám mây vào năm 2023. 

Trong một báo cáo khác của BCG , các phát hiện đã nhấn mạnh rằng Singapore đầu tư vượt trội cho thị trường đám mây công cộng trong khu vực APAC và dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ CAGR 20% đạt 3,5 tỷ đô la vào năm 2023. Ngoài ra, thị trường điện toán đám mây ở Malaysia dự kiến sẽ đạt trị giá 3,7 tỷ đô la vào năm 2024, tăng với CAGR 13% kể từ năm 2020. 

Trong một báo cáo khác của BCG, các phát hiện đã nhấn mạnh rằng Singapore đầu tư vượt trội cho thị trường đám mây công cộng trong khu vực APAC và dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ CAGR 20% đạt 3,5 tỷ đô la vào năm 2023. Ngoài ra, thị trường điện toán đám mây ở Malaysia dự kiến sẽ đạt trị giá 3,7 tỷ đô la vào năm 2024, tăng với CAGR 13% kể từ năm 2020. 

Trong một cuộc khảo sát của Deloitte với hơn 500 nhà lãnh đạo và giám đốc điều hành CNTT, hầu hết đề cập rằng các động lực hàng đầu cho việc chuyển đổi sang đám mây là an ninh bảo mật (security), tối ưu hóa dữ liệu (data mordenization) và tiết kiệm chi phí.

Có vẻ như đây chính là thời điểm tốt để chuyển đổi sang đám mây. Tuy nhiên, trước khi quyết định chuyển đổi cơ sở hạ tầng CNTT của mình sang đám mây, bạn sẽ cần phải xây dựng một kế hoạch kinh doanh thận trọng. Chúng ta hãy xem một số ví dụ. 

Vào năm 2008, dịch vụ truyền thông Netflix của Mỹ đã gặp phải một vấn đề. Kiến ​​trúc back-end được xử lý trên máy của khách hàng (back-end client) đã khiến họ thất bại nặng nề. Một sự cố chết người đã xảy ra khi công ty lưu một đoạn phần mềm của hãng quản lý thiết bị vào hệ thống lưu trữ và nó làm hỏng cơ sở dữ liệu của Netflix. Phải mất ba ngày để công ty phục hồi. Đó là lý do sau đó đội ngũ quản lý đã quyết định chuyển sang đám mây vì nó cung cấp một phương thức linh hoạt, chi phí thấp để đảm bảo nguồn CNTT đáng tin cậy so với cơ sở hạ tầng hiện có của công ty.

Một ví dụ khác được nêu trong một nghiên cứu điển hình từ AWS liên quan đến Swire Coca-Cola, một bộ phận của tập đoàn đa lĩnh vực có trụ sở tại Hồng Kông và Luân Đôn. Họ phải đối mặt với một thách thức khi kiến trúc CNTT lỗi thời của họ đã không thể mở rộng và điều chỉnh để đáp ứng với những thay đổi chóng mặt của thị trường. Vì Swire Coca-Cola ưu tiên khả năng mở rộng và tính linh hoạt, hãng đã quyết định đóng cửa ba trung tâm dữ liệu tại chỗ (on-premises) và chuyển tất cả các hệ thống kinh doanh của mình lên đám mây.

 

ÁP DỤNG CLOUD TRONG KINH DOANH, SẢN XUẤT

 

Qua các ví dụ trên, bạn nên xem xét hai yếu tố quan trọng khi xây dựng kế hoạch kinh doanh của mình.

Trước tiên, bạn cần hiểu cơ sở hạ tầng hiện tại của bạn thực sự bao gồm những chi phí gì. Nó bao gồm: 

  • - Chi phí vận hành trung tâm dữ liệu
  • - Kênh thuê riêng (leased line)
  • - Máy chủ và chi tiết về thông số kỹ thuật như CPU
  • - Nhân (core) 
  • - RAM
  • - Chi phí lưu trữ

Thứ hai, bạn cần quyết định hệ thống đám mây nào là tốt nhất cho tổ chức của mình. 

  • - Đám mây tại chỗ (on-premises cloud)
  • - Đám mây được thuê (hosted cloud) 
  • - Đám mây kết hợp (hybrid cloud).

Sự lựa chọn này phụ thuộc vào nhu cầu và mục tiêu của công ty bạn được xác định trong kế hoạch kinh doanh. Mỗi hệ thống đều có những lợi ích riêng, và được thực hiện, triển khai để đảm bảo phù hợp nhất cho từng tổ chức.

3 LỰA CHỌN CLOUD PHỔ BIẾN

Đám mây tại chỗ

 

Bằng cách áp dụng hệ thống này, bạn đang sở hữu một môi trường đám mây nội bộ. Bạn cần có trung tâm dữ liệu riêng để chứa các máy chủ đám mây. 

Về bảo mật, bạn sẽ có toàn quyền kiểm soát, đồng thời bạn có thể cấu hình các máy chủ của mình sao cho phù hợp. Bạn chịu hoàn toàn trách nhiệm về các chi phí, chẳng hạn như phần cứng, bản quyền phần mềm và bảo trì. Bạn cũng cần có một đội ngũ chuyên gia CNTT nội bộ có thể quản lý và bảo mật dữ liệu của công ty bạn. 

Quản trị viên hệ thống của bạn cần đảm bảo rằng các bản cập nhật và bản vá bảo mật được cài đặt đúng hạn. Để tránh bất kỳ lỗi nào khiến hệ thống của bạn gặp rủi ro, hãy xem xét giải pháp quản lý cảnh báo tất cả trong một để bạn có thể duy trì hệ thống của mình hoạt động.

Đám mây được thuê

Đối với tùy chọn này, bạn sẽ chọn một nhà cung cấp cho thuê các máy chủ đám mây nằm trong các trung tâm dữ liệu của họ. Bạn sẽ có một nhóm chuyên gia bên ngoài sẽ quản lý cơ sở hạ tầng cho bạn. Bạn sẽ có thể tiết kiệm tiền bằng cách chỉ trả tiền cho phần mềm, chứ không phải cho cơ sở hạ tầng chạy các hệ thống này. 

Mặc dù đây là một dịch vụ được quản lý, nhưng điều đó không có nghĩa là nhà cung cấp dịch vụ sẽ xử lý tất cả an ninh bảo mật cho bạn. Bạn cần đảm bảo cập nhật tất cả các bản vá bảo mật. Bạn có thể cân nhắc triển khai giải pháp UEM toàn diện để kiểm soát, truy cập, bảo mật và vá tất cả các thiết bị đầu cuối và tài sản khác của doanh nghiệp mình từ một bảng điều khiển trung tâm.

Đám mây kết hợp

Đây sẽ là sự kết hợp giữa đám mây tại chỗ và đám mây được thuê. 
Trên các máy chủ nội bộ hiện có, bạn có thể sử dụng phần mềm quản lý đám mây được thuê để quản lý dữ liệu và phân tán thông tin của bạn giữa các trung tâm dữ liệu khác nhau. Điều này được khuyến nghị cho các tổ chức đang tìm cách thêm các ứng dụng hoặc tính di động vào hệ thống tại chỗ hiện có của họ. Bạn nên triển khai giải pháp giám sát hiệu suất tất cả trong một để giám sát đám mây công cộng và riêng tư của mình, đồng thời kết hợp với việc quản lý nhật ký (log management).

 
 
 

 

Chuyển đổi lên đám mây rất thích hợp cho các công ty khởi nghiệp muốn mở rộng quy mô nhanh chóng. Đối với các tổ chức đã thành lập, chiến lược kinh doanh và chi phí chuyển đổi cơ sở hạ tầng hiện có là những yếu tố quan trọng cần cân nhắc. Chuyển cơ sở hạ tầng CNTT của bạn lên đám mây không phải là một quyết định đơn giản, vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn cân nhắc kỹ các yếu tố này trước khi chuyển đổi sang đám mây.

Source: https://blogs.manageengine.com/corporate/manageengine/2021/04/01/is-the-cloud-coming-to-all-of-us.html