Page banner

5 Yếu Tố Đánh Giá Hiệu Quả Giải Pháp Rmm (Remote Monitoring And Management)

Các nhà cung cấp quản trị dịch vụ (Managed Service Provider - MSP) ngày càng trở nên quan trọng trong quản lý và vận hành hệ thống CNTT.

Vai trò của MSPs không chỉ dừng ở việc giám sát, quản trị và duy trì các dịch vụ CNTT, nó còn mở rộng đến việc theo dõi chặt chẽ các hoạt động và chủ động bảo mật hệ thống mạng CNTT hàng ngày của khách hàng trước các cuộc tấn công mạng (Cyber Thread). Hiểu và nắm bắt được yêu cầu thiết yếu này, ManageEngine RMM Central (Giải pháp Hợp nhất Giám sát Mạng và Quản trị thiết bị đầu cuối từ xa) ra đời. Là đối tác được ủy quyền từ 2006 cùng thực tiễn triển khai thành công hàng trăm khách hàng - i3 JSC vinh dự đồng hành và giới thiệu giải pháp đến thị trường Việt Nam.

Các MSP cần Giải pháp Giám sát và Quản trị hệ thống CNTT toàn diện và đồng bộ, có thể đáp ứng mọi yêu cầu từ khách hàng. Đối với MSPs, tầm quan trọng của RMM là không thể phủ nhận, cho phép quản trị viên CNTT quản lý tất cả các thiết bị đầu cuối của khách hàng và thực hiện các chức năng giám sát mạng từ một bảng điều khiển duy nhất.

Câu hỏi quan trọng đối với MSPs là làm thế nào để chọn đúng giải pháp RMM. Chúng tôi chia sẻ ở đây một số yếu tố thiết yếu để MSPs xem xét trước khi bắt tay vào nghiên cứu và triển khai với RMM.

Tính riêng tư của dữ liệu (Data Privacy)

Ưu tiên hàng đầu của MSP khi tìm kiếm bất kỳ giải pháp nào là quản lý và duy trì quyền riêng tư của dữ liệu khách hàng. Đây là điều cần thiết trong việc xây dựng lòng tin với khách hàng và nó sẽ mở đường cho việc mở rộng và giữ chân một nền tảng khách hàng toàn cầu. 

Để duy trì và xây dựng lòng tin của khách hàng, mọi giải pháp Quản trị và giám sát từ xa đều phải duy trì tính riêng tư của dữ liệu. Sẽ không có sự chồng chéo dữ liệu giữa hai mạng lưới khách hàng với nhau.

Một tiêu chí khác trong việc duy trì quyền riêng tư của dữ liệu là tuân thủ các quy định và hướng dẫn khác nhau được cung cấp trên toàn cầu. Việc sử dụng các giải pháp tuân thủ các quy định như GDPR, ISO, CIS, HIPAA và POPIA cho phép các MSP phát huy khả năng xử lý dữ liệu của họ một cách an toàn và đúng quy định.

Khả năng mở rộng (Scalability)

Mọi hoạt động kinh doanh đều thay đổi theo thời gian, đôi khi mở rộng sang các lĩnh vực mới. Và mạng lưới khách hàng của MSP cũng vậy. 

Công cụ Quản trị và giám sát từ xa RMM của MSP cần có khả năng mở rộng theo nhu cầu của thị trường. Nó phải hiệu quả, nhanh chóng và linh hoạt trong việc quản lý toàn bộ mạng lưới khách hàng. Duy trì hiệu năng mạng (network performance) và quản lý thiết bị cuối cũng như thiết bị mạng cho phép các MSP luôn sẵn sàng để phục vụ mọi nhu cầu của khách hàng. Và tất nhiên, chúng cũng đáp ứng SLA (Service Level Agreement) nhanh hơn.

 

 

Hỗ trợ đa nền tảng ( Multi -Platform)

Mỗi hệ thống mạng của khách hàng có một chức năng và cấu trúc độc lập. Thay vì phụ thuộc vào nhiều giải pháp để quản lý các hệ điều hành khác nhau, các MSP cần chọn một giải pháp duy nhất mà hỗ trợ đa nền tảng. 

Ngoài ra, phần mềm có cấu ​​trúc đa nền tảng giúp MSP xử lý đồng thời các hoạt động của nhiều hệ thống mạng của khách hàng trên cùng một bảng điều khiển trung tâm.

Khi các tổ chức chuyển đổi số môi trường CNTT, sự thay đổi môi trường làm việc sẽ đơn giản, hiệu quả và liền mạch với cấu trúc hỗ trợ đa nền tảng.

Tự động hóa (Automation)

Tự động hóa là chìa khóa cho mọi MSP hiện đại. Các MSP nên chuẩn hóa và tự động hóa các quy trình hàng ngày. Chúng bao gồm:
 
  • - Dò quét hệ thống mạng.
  • - Cập nhật bản vá và phần mềm.
  • - Quản lý lỗi.
  • - Theo dõi hiệu năng của thiết bị.
  • - Giám sát các tài sản CNTT.
  • - Tạo các báo cáo để tối đa hóa năng suất của nhân viên.
Tự động hóa các chức năng như cập nhật hệ điều hành và các nhiệm vụ bảo trì hệ thống mạng khác trên các môi trường của khách hàng cho phép các MSP cải thiện chất lượng cung cấp dịch vụ và thực hiện các hoạt động từ xa nhanh hơn.
 
 

An ninh bảo mật (Security)

An ninh bảo mật luôn là yếu tố cốt lõi trong việc quản lý hệ thống mạng CNTT. Quản lý và giám sát CNTT của khách hàng liên quan đến việc chủ động tìm kiếm các mối đe dọa bảo mật trong hệ thống mạng, xác định và khắc phục các lỗ hổng ngay khi chúng được phát hiện. 

Các MSP cần tạo nhiều lớp bảo mật bằng cách phát hiện ra các lỗi trong hệ thống mạng của khách hàng, triển khai các cấu hình và bản vá bảo mật cho các ứng dụng. Đồng thời, giám sát, cấu hình các cảnh báo và thông báo theo thời gian thực trong trường hợp bất thường là nhiệm vụ của MSP. Việc này nhằm bảo vệ thiết bị của khách hàng khỏi bất kỳ cuộc tấn công mạng nào có thể xâm nhập hệ thống mạng CNTT.

Các giải pháp Quản trị và giám sát từ xa RMM là chìa khóa để quản lý CNTT thành công cho MSP. Việc lựa chọn công cụ phù hợp cũng là điều cần thiết để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và ROI (Return On Investment) của MSP.

ManageEngine RMM Central trợ giúp MSPs khám phá, giám sát, quản trị và bảo mật toàn bộ cơ sở hạ tầng CNTT khách hàng với giải pháp đồng bộ duy nhất. RMM Central thống nhất giám sát hệ thống mạng, quản trị bảo mật thiết bị cuối và cung cấp đến MSPs tầm nhìn tổng thể tất cả các hệ thống mạng của khách hàng.

Tại Việt Nam doanh nghiệp như CMC TSSG, Netnam, FPT, VNPost, VINGroup ... chuyên gia i3 JSC cùng sự hợp tác từ SIs tên tuổi đã và đang trợ giúp triển khai thành công và hiệu quả các giải pháp ManageEngine MSP.

Nguồn: https://www.i3-vietnam.com/blogs/post/5-yeu-to-de-danh-gia-mot-cong-cu-rmm-cho-msp-hien-dai