Page banner

Google chính thức ra mắt A.I chatbot: Thận trọng hay chậm chân trong cuộc chiến A.I?

Google đã phát triển một số chatbot AI từ nhiều năm trước, tuy nhiên chỉ thử nghiệm nội bộ và để lỡ cơ hội khi OpenAI nhanh chân ra mắt ChatGPT. 

Nhiều tháng sau khi ChatGPT xuất hiện, Google rục rịch phát triển chatbot của riêng hãng dựa trên nền tảng mà De Freitas và Shazeer đã thử nghiệm trước đó. Một công cụ hỗ trợ trò chuyện và giao tiếp tương tự ChatGPT. 

 

Gần đây, Google đã chính thức tham gia cuộc chạy đua trí tuệ nhân tạo với phiên bản chatbot “Bard” được ra mặt vào 21/03/2023. “Bard” là một A.I được đào tạo dựa trên lượng thông tin khổng lồ trên Internet và được cho là có thể trò chuyện như một người bạn. Trong một cuộc phỏng vấn, Giám đốc Điều hành của Google cho biết chatbot Bard hiện tại được cung cấp cho một số lượng hạn chế người dùng ở Hoa Kỳ và Anh. Dự kiến Google sẽ cung cấp thêm cho người dùng tại quốc gia và ngôn ngữ khác trong thời gian sớm nhất.

 

Việc triển khai Bard được xem là nỗ lực công khai đầu tiên của Google nhằm “đón đầu” cơn sốt chatbot do OpenAI và Microsoft tạo ra, đồng thời chứng minh rằng Google có khả năng cung cấp công nghệ vượt trội tương tự. Giới phê bình cho rằng “gã khổng lồ công nghệ” này đang có một cách tiếp cận thận trọng hơn so với các đối thủ cạnh tranh khi công nghệ A.I đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều.

 

Sự thận trọng của Google đang khiến Google chậm chân trong cuộc chiến A.I?

 

Bard là phiên bản chatbot được phát triển dựa trên công nghệ mà Google đã nghiên cứu trong 8 năm. Google đã bắt đầu ra mắt Bard trong một trang web của riêng mình mà không phải là một thành phần của công cụ tìm kiếm Google Search lâu nay. Đây là bước đi bắt đầu trong việc áp dụng A.I. đồng thời cũng muốn bảo tồn hoạt động kinh doanh có lợi nhuận cao nhất của Google - công cụ tìm kiếm.

 

Sissie Hsiao, Phó chủ tịch của Google và là một trong những Giám đốc điều hành của Bard cho biết: “Bard giúp mọi người tăng năng suất, tăng tốc ý tưởng và khơi dậy trí tò mò.” Adrian Aoun, Cựu giám đốc các dự án đặc biệt của Google cho biết: “Điều quan trọng là Google bắt đầu vào cuộc đua này vì đây chính là hướng đi của tương lai.” Ông Aoun cho biết việc chuyển sang sử dụng chatbot có thể giúp nâng cao mô hình kinh doanh liên quan đến quảng cáo.

 

Trên thực tế, Google đã chậm hơn một số đối thủ trong việc giới thiệu phiên bản đầu tiên của chatbot dựa trên A.I. Ngay thời điểm mà Bard được phát hành, OpenAI đã cho ra đời công nghệ tiên tiến nhất của mình là GPT-4 vào ngày 14/3/2023. Trong khi đó, Microsoft đã thêm một chatbot tương tự vào công cụ tìm kiếm Bing của mình. Điều này cho thấy công nghệ A.I có thể phát triển thần tốc và thay đổi thị trường mà Google đã thống trị hơn 20 năm qua. Việc phát hành Bard trong thời điểm này là một bước quan trọng để ngăn chặn mối đe dọa của Google.

 

Google ra mắt sản phẩm chậm hơn so với đối thủ đã gây ra sự thất vọng. Có người nói rằng công ty đã chưa quan tâm đúng mức công nghệ Trí tuệ nhân tạo tạo sinh (Generative A.I). Một số đổ lỗi cho sự khởi đầu chậm chạp của Google vì lo ngại rằng công nghệ này có thể làm tổn hại đến danh tiếng của công ty nếu được phát hành trong trạng thái chưa hoàn toàn sẵn sàng để sử dụng. 

 

Google mong đợi gì từ Bard?

 

Nhìn bề ngoài, Bard trông rất giống ChatGPT của OpenAI - Công nghệ đã được hàng triệu người dùng thử và đã được tích hợp vào công cụ tìm kiếm Bing của Microsoft hay My AI của Snapchat. Người dùng nhập câu hỏi vào hộp văn bản và bot sẽ ngay lập tức phản hồi câu trả lời. Số lượng câu hỏi và câu trả lời được giới hạn để ngăn bot phát triển tính cách hiếu chiến như đã xảy ra với chatbot Bing của Microsoft sau khi người dùng có cuộc trò chuyện kéo dài nhiều giờ với nó. Một hạn chế chính so với ChatGPT là Bard hiện tại chưa thể viết code máy tính. Tuy nhiên, ChatGPT cũng tạo ý kiến trái chiều vì đôi khi đi chệch hướng với những phản hồi rùng rợn hoặc rất không phù hợp.

 

Dù Bard tham gia cuộc chơi chatbot hơi muộn nhưng vẫn rất quan trọng vì Google đã dành nhiều năm để phát triển công nghệ cơ bản có tên LaMDA, viết tắt của Mô hình ngôn ngữ cho các ứng dụng đối thoại. Đồng thời, “gã khổng lồ công nghệ” cũng khẳng định đây không phải là sự thay thế cho công cụ tìm kiếm số 1 thế giới lâu nay. Google gọi Bard là “cộng tác viên sáng tạo” có thể giúp tăng năng suất và thúc đẩy các ý tưởng. Một điều khiến Bard khác biệt so với các chatbot khác là khả năng đưa ra nhiều phiên bản trả lời khác nhau. Từ đó, người dùng có thể chọn câu hỏi hay nhất và sau đó đặt câu hỏi tiếp theo.

 

 

Các nhà phê bình đang đặt câu hỏi tại sao những gã khổng lồ công nghệ dường như vội vàng đưa công nghệ A.I mà họ không biết cách kiểm soát vào các sản phẩm chatbot.

 

Với Google, rõ ràng có một sự thận trọng nhất định khi nói rằng họ đang giới thiệu Bard theo cách “có trách nhiệm” và khẳng định rằng Bard vẫn đang là một “thử nghiệm”. Đó là lý do khiến Google chậm triển khai quyền truy cập rộng hơn cho những người đăng ký trên trang web. Hộp thư của Bard cũng nhắc rằng nó đang trong quá trình thử nghiệm và có thể đưa ra phản hồi không như mong đợi. Thay vì được kết hợp với công cụ tìm kiếm của Google, Bard là một trang web độc lập. Ở cuối câu trả lời có một nút “Google it” để đưa người dùng đến một tab mới với trang kết quả tìm kiếm thông thường của Google.

Các nhà đầu tư mạo hiểm đang đổ hàng tỷ USD vào các công ty khởi nghiệp A.I, cuộc đua A.I sẽ còn nhiều diễn biến không lường trước được.

 

 

Nguồn: Tổng hợp

 

VIETNAM ICTCOMM - kết nối thị trường công nghệ Quốc tế, trong năm 2023 hứa hẹn sẽ là nơi cập nhật xu hướng thị trường, quy tụ các lĩnh vực công nghệ thông tin, viễn thông, truyền thông, thiết bị mạng hiện đại, giải pháp công nghệ số, các thiết bị thông minh, phần mềm giải pháp, kỹ thuật số,....đổi mới sáng tạo, sản phẩm, hoạt động khoa học công nghệ trên toàn quốc và phát triển sàn giao dịch công nghệ TP.HCM.

 

Đăng ký gian hàng để kết nối với các doanh nghiệp tại triển lãm: https://ictcomm.vn/exhibitors/book-a-stand 

Đăng ký tham quan tại triển lãm: 

https://ictcomm.vn/visitors/visitor-registration 

 

Để biết thêm thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ:

BAN TỔ CHỨC: CÔNG TY CỔ PHẦN ADPEX

Triển lãm Quốc tế về Viễn Thông, Công nghệ Thông Tin & Truyền Thông

Thời gian: 08-10/06/2023

Địa điểm: Trung tâm Hội chợ Triển lãm Sài Gòn - SECC, 799 Nguyễn Văn Linh, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

______________

Thông tin liên hệ:

Email: [email protected]

Fanpage: @ictcomm.vn

Website: www.ictcomm.vn