Page banner

Việt Nam bứt tốc thành trung tâm sản xuất điện tử và công nghệ

Những năm gần đây, Việt Nam đang trở thành điểm đến chiến lược của nhiều tập đoàn công nghệ toàn cầu. Với bối cảnh xu hướng số hóa lan rộng, các lĩnh vực như điện tử tiêu dùng, viễn thông, xe điện liên tục đổi mới, gia tăng mạnh về nhu cầu đối với chất bán dẫn – "trái tim" của mọi thiết bị công nghệ hiện đại. Trong dòng chảy toàn cầu ấy, Việt Nam đang vươn lên trở thành điểm đến chiến lược mới của ngành công nghiệp điện tử – bán dẫn, nhờ lợi thế vị trí, chính sách cởi mở và nguồn nhân lực đang được đầu tư bài bản.

Source: cafef.vn

Hướng tới trung tâm nhân lực bán dẫn toàn cầu

Trước làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng công nghệ, Chính phủ Việt Nam đã xác định rõ chiến lược phát triển ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, với tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó, giai đoạn từ 2024 – 2030 sẽ là giai đoạn nền tảng, tập trung xây dựng hệ sinh thái từ nguồn nhân lực đến cơ sở nghiên cứu, sản xuất và thử nghiệm. Mục tiêu cụ thể là:

• Xây dựng năng lực nghiên cứu, thiết kế chip bán dẫn, nâng cao hàm lượng chất xám trong sản phẩm công nghệ cao sản xuất tại Việt Nam;

• Hình thành các trung tâm đào tạo chuyên sâu, cung ứng nhân lực trình độ cao cho lĩnh vực bán dẫn và điện tử;

• Đạt doanh thu ngành bán dẫn trên 25 tỷ USD/năm, với tỷ lệ giá trị gia tăng ước tính 10 – 15%.

Chiến lược này không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước, mà còn định hướng xuất khẩu công nghệ, đưa Việt Nam trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng công nghệ toàn cầu, đặc biệt là với các thị trường trọng điểm như Mỹ, Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản.

Định vị chiến lược trong chuỗi giá trị công nghệ toàn cầu

Theo nhận định từ ông Ang Wee Seng, Giám đốc điều hành Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn Singapore (SSIA), ngành công nghiệp bán dẫn hiện nay đã trở thành trụ cột phát triển kinh tế của nhiều quốc gia. Với sự tham gia của hàng loạt "ông lớn" công nghệ và các trung tâm nghiên cứu quốc tế, Việt Nam đang có lợi thế lớn để tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị này.

Cụ thể, quy mô thị trường bán dẫn Việt Nam được ước tính hơn 18 tỷ USD trong năm 2024, và có thể vượt 31 tỷ USD vào năm 2029 nếu duy trì được tốc độ tăng trưởng và dòng vốn đầu tư nước ngoài. Nhiều tập đoàn công nghệ đang có xu hướng chuyển một phần dây chuyền sản xuất, lắp ráp, thử nghiệm vi mạch về Việt Nam, nhờ chi phí vận hành hợp lý, chính sách ưu đãi, và vị trí chiến lược trong khu vực Đông Nam Á.

Source: Reuters

Đáng chú ý, không chỉ giới công nghệ mà các quỹ đầu tư mạo hiểm, các trường đại học và trung tâm đào tạo cũng đã bắt đầu "nhắm" đến Việt Nam như một điểm đến tiềm năng cho phát triển nhân lực chất lượng cao và yếu tố then chốt của ngành bán dẫn trong giai đoạn tiếp theo.

ElectroExpo 2025: Kết nối công nghệ, mở lối đầu tư

Trong bối cảnh toàn ngành đang chuyển động mạnh, sự kiện Triển lãm Quốc tế Thiết bị Điện tử – ElectroExpo 2025 chính là cầu nối giữa doanh nghiệp công nghệ, nhà sản xuất, nhà đầu tư và các chuyên gia đầu ngành.

Sự kiện dự kiến quy tụ hàng trăm đơn vị trong và ngoài nước, giới thiệu loạt công nghệ mới trong lĩnh vực thiết bị điện tử, vi mạch, linh kiện, giải pháp bán dẫn, AI tích hợp, hệ thống tự động hóa,… ElectroExpo không chỉ là nơi giới thiệu sản phẩm, mà còn là diễn đàn học thuật – thương mại giúp doanh nghiệp tiếp cận kiến thức chuyên sâu và mở rộng kết nối quốc tế.

Triển lãm Quốc tế Thiết bị Điện tử – ElectroExpo 2025

Ngày diễn ra: 12 - 14 tháng 6, 2025

Địa điểm: Nhà A, SECC, Quận 7, TP. HCM

Thông tin liên hệ: